Giới Thiệu Về Stocks: Biểu Đồ Chứng Khoán
Nếu như bạn đã từng coi các đài CNBC, Marketwatch thì có thể thấy các biểu đồ chứng khoán.
Hiện tại khi thị trường chứng khoán đi xuống khi có dịch Covid19 thì có lẽ bạn sẽ nghe nhiều người nói về thị trường chứng khoán vì đó là nơi làm giàu của rất nhiều người.
Biểu đồ chứng khoán là một đồ thị thể hiện giá trong một khoản thời gian bạn chọn của một Stock.
1. Line Chart
Là biểu đồ thông dụng nhất với trục thời gian nằm ngang và trục giá nằm dọc.
Giá của cổ phiếu thể hiện là một chấm trên biểu đồ theo giá đóng của một phút, một giờ, hoặc một ngày tùy thuộc vào khung thời gian (Timeframe) bạn chọn.
Việc nối các chấm này sẽ tạo thành một đồ thị đơn giản thể hiện giá.
Nhiều người chọn Line Chart vì sự đơn giản để đầu tư lâu dài không cần theo dõi giá hàng ngày mà phải hàng tuần.
2. Bar Chart
Biểu đồ này dùng một thanh dọc “Vertical bar” để thể hiện giá chứ không phải một chấm như “Line Chart”.
Vertical Bar này sẽ thể hiện giá mở, giá đóng, giá cao nhất, giá thấp nhất tùy vào khung thời gian “Timeframe” bạn chọn.
Nhiều “Day Trader” thích Bart Chart vì nó cung cấp nhiều thông tin hơn về “Price Action“.
3. Candletick Chart
Biểu đồ này dùng một cây nến để thể hiện giá.
Nhiều nhà đầu tư trong ngày thích dùng Candletick Chart nhất vì nó giúp cảm nhận được tâm lý thị trường khi một cây nến đóng.
Dùng Candletick chart cũng giúp bạn nhận biết được các “Pattern” để có thể mua hoặc bán chứng khoán.
4. Thành phần chính của một biểu đồ chứng khoán
Việc đọc Chart ban đầu thì chỉ cần chú ý thay đổi của giá “Price Action” và số cổ phiếu giao dịch “Volume” là một trong nhiều cách để phân tích chứng khoán theo trường phái “Technical Analysis“.
Nếu học tiếp thì bạn có thể sử dụng các “Indicators, Patterns” để xác định xu hướng của cổ phiếu bạn muốn mua.
Sử dụng cả 3 loại Charts: Line, Bar, Candletick đều hữu ích tùy vào việc bạn muốn đầu tư dài hạn, ngắn hạn hoặc trong ngày.
Trong biểu đồ của Chart bạn còn có thể coi mã “Symbol” của cổ phiếu, sàn đã phát hành như Nyse hoặc NASDAQ, ngày hiện tại.
- Open: giá mở “O”
- High: giá cao nhất “H”
- Low: giá thấp nhất “L”
- Range: khoản chênh lệch giữa H và L là “R”
- Close: giá đóng cửa giao dịch “C”
Tùy theo sàn giao dịch bạn mở tài khoản thì có thêm các phần khác như xu hướng hiện tại, phần trăm tăng hoặc giảm.
Việc sử dụng biểu đồ chứng khoán rất quan trọng để phân tích cơ bản – “Technical Analysis“. Bạn cũng cần dùng Chart để mua hoặc bán chứng khoán.
Sau khi đã hiểu rõ được 5 bài trong “Giới Thiệu Về Stocks”
- Đầu tư stocks cơ bản
- Các khái niệm khi đầu tư Stocks
- Biểu đồ chứng khoán
- Kế hoạch đầu tư cổ phiếu
- Mua thấp bán cao
Bước tiếp theo là chọn chiến thuật để đầu tư Stocks theo các trường phái khác nhau hoặc sử dụng tất cả các trường phái tùy vào thời điểm, hoặc kiểu đầu tư như:
- Phân tích cơ bản
- Phân tích kỹ thuật
- Đầu tư hay Lướt sóng (Trading)
- Cơ hội và độ rủi ro trong mỗi lĩnh vực đầu tư Stocks
- Hiểu rõ về IPOs Stocks