Chứng Khoán MỹTìm Hiểu Thị Trường Chứng Khoán

Phân Tích Cơ Bản – Fundamental Analysis

Phân tích cơ bản là một trong hai cách được nhiều nhà đầu tư sử dụng để phân tích một cổ phiếu khi muốn đầu tư. Khi một nhà đầu tư muốn mua (buy) hoặc bán (short) stocks thì không nên đoán.

Ví dụ như bạn muốn mua cổ phiếu của Cloudflare khi bạn nghĩ cổ phiếu này sẽ lên giá trong tương lai vì sẽ có nhiều dịch vụ, công ty sử dụng “Cloud Service – Dịch Vụ Đám Mây”.

 

phân tích cơ bản - fundamental analysis
phân tích cơ bản – fundamental analysis

 

Những nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ đi thêm một bước nữa là phân tích bản báo cáo tài chính – Financial Statement để quyết định xem một cổ phiếu có phải là một khoản đầu tư tốt hay không.

Chiến lược chơi Stocks này được gợi là phân tích cơ bản một cổ phiếu – Fundamental Analysis.

Phân tích cơ bản được sử dụng để phân tích: Income Statement, Balance Sheet, và Cash Flow Statement để đánh giá được tình hình tài chính của công ty phát hành cổ phiếu.

1. Phân tích cơ bản bằng đọc “Balance Sheet”

Bảng cân đối kế toán được dùng để so sánh tài sản (assets) hiện tại so với nợ phải trả (Liabilities), và vốn của chủ sở hữu (Owner’s Equity).

See also  Có 2 Cổ Phiếu Lên Đến $1400 Khi mở Tài Khoản ở Webull

 

 balance sheet
balance sheet

 

Tài sản của công ty có thể kể tới như: tiền mặt (cash), thiết bị (equipment), và bất động sản (property).

 

cash, equipment, and property

 

Nợ phải trả của công ty như tài sản thế chấp (Mortgage), trái phiếu công ty (I.O.U), khoản vay (Loan), hóa đơn thanh toán (Invoice).

 

Mortgage, IOU, Loan, Invoice

 

Ví dụ như một công ty vay tiền của ngân hàng để mua bất động sản cho công ty thì: Bất động sản là tài sản của công ty, còn khoản vay tiền là nợ phải trả.

 

 

Vốn của chủ sở hữu có thể được hiểu như khi công ty phát hành trái phiếu thì công ty được tiền mặt còn nhà đầu tư được cổ phiếu.

 

 

Số vốn huy động từ phát hành cổ phiếu này được dùng để đầu tư vào công ty. 

 

 

Assets = Liabilities + Owner’s Equity

Balance Sheet đạt được khi tài sản bằng nợ phải trả cộng với vốn của chủ sở hữu. Dựa vào Balance Sheet thì bạn có thể biết được nếu công ty có tiêu xài (spending) vượt mức hay không.

2. Phân tích cơ bản bằng “Income Statement”

Nếu như bạn muốn biết tình hình kinh doanh của công ty có tốt hay không thì phải dựa vào “báo cáo thu nhập.”

 

phân tích cơ bản bằng bảng báo cáo thu nhập

 

Bạn chỉ cần chú ý đến doanh thu (Revenues) và chi phí (Expenses) khi công ty được điều hành.

Khi doanh thu nhiều hơn chi phí thì công ty làm ăn có lợi nhuận (Net Income) hoặc ngược lại bị lỗ (Net Loss).

Net Income = Revenues – Expenses

Net Income là khoản lợi nhuận (Earnings) của công ty từ kinh doanh mà ra. Lợi nhuận này có thể được dùng để trả cổ tức cho người mua cổ phiếu hoặc được dùng để tái đầu tư vào công ty.

 

 

Việc sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư vào công ty giúp công ty có khả năng chuẩn bị tốt hơn nếu việc kinh doanh tốt hoặc không thuận lợi.

See also  Khi Thị Trường Chứng Khoán Đi Lên: Bull Market

 

 

Ví dụ như công ty Boieng có thể ngưng việc trả cổ tức cho cổ đông để có thêm tiền mặt (Cash Position) để có thể giúp công ty vượt qua thời kỳ khó khăn khi kinh tế suy thoái.

 

 

Từ đó các nhà đầu tư luôn coi Tiền Mặt – Cash là vua khi đầu tư vào thời điểm suy thoái kinh tế.

3. Cash Flow Statement

Thông qua Cash Flow Statement thì bạn biết được công ty sử dụng tiền để hoạt động (Operation) và đầu tư (Investment) như thế nào.

Nó cũng thể hiện các khoản nợ ngân hàng (debt), và nợ trái phiếu (bond holder).

 

 

Cash Position = Operations + Investments + Debt

Đọc hiểu Cash Flow Statement rất quan trọng vì nó cho bạn biết được làm sao công ty có được lợi nhuận.

4. Phân tích cơ bản bằng “Ratios”

Việc phân tích bảng báo cáo tài chính của công ty thông qua: Balance Sheet, Income Statement, và Cash Flow Statement đôi khi rất khó đưa đến việc bạn có muốn đầu tư hay không vì thiếu các dấu hiệu (signal) và quy luật (rules.)

Ví dụ như bạn coi công ty A làm ăn rất tốt, có lợi nhuận, ít nợ xấu thì bạn sẽ quyết định như thế nào? Từ đó đi đến việc sử dụng các tỷ số để giúp bạn dễ đưa ra quyết định hơn khi phân tích cơ bản:

Price/Earnings:  tỷ số P/E được sử dụng rất nhiều. Ví dụ như cổ phiếu công ty FAHN là $6 cho một cổ phiếu với lợi nhuận mỗi cổ phiếu là $0.20.

 

 

Cổ phiếu của công ty TMBR là $35 cho một cổ phiếu với lợi nhuận mỗi cổ phiếu là $1.40. Cổ phiếu của công ty XYZ là $132 cho một cổ phiếu với lợi nhuận mỗi cổ phiếu là $3.90.

See also  Giới Thiệu về Stocks: Kế Hoạch Đầu Tư Cổ Phiếu

Thì làm sao bạn biết được công ty nào có giá cổ phiếu tốt hơn?

Có nhiều bạn sẽ nghĩ là nên mua cổ phiếu B hơn vì nó rẻ. Việc đánh giá này nhiều khi không đúng. Bạn phải nên sử dụng chỉ số P/E để quyết định.

Thông thường thì trên các “Stock Broker” sẽ có bản báo cáo để cho bạn đọc được chỉ số P/E hoặc bạn có thể tự tính bằng công thức sau:

Net Income / Outstanding Shares = EPS (Earnings per share)

P/E Ratio = Price of Stock / EPS

 

phân tích cơ bản với chỉ số P/E

 

Từ đó ta thấy rằng chỉ số P/E của XYZ cổ phiếu là cao nhất mặc dù giá đắt nhất nên bạn mua cổ phiếu của một công ty dựa vào chỉ số P/E cao chứ không phải giá cổ phiếu cao.

Ngoài chỉ số P/E thì còn có thêm các chí số sau cũng có thể giúp bạn phân tích cơ bản cho tình hình tài chính của một công ty.

  • Price/Book Value
  • Debt/Equity
  • Return on Equity
  • Current Ratio
  • Net Profit Margin

Nếu như bạn muốn đi chuyên sâu về phân tích cơ bản thì có thể đọc cuốn The Intelligent Investor của Graham, Common Stocks and Uncommon Profits của Fisher, Secure Analysis của Graham, và cuốn A Little Book Still Beats the Market.

Bằng cách đọc bảng báo cáo tài chính của công ty để biết được giá trị của công ty hiện tại như thế nào. Sau đó áp dụng chiến thuật mua thấp bán cao và giữ lâu dài thì bạn sẽ thành công trong việc đầu tư chứng khoán.

Việc phân tích cơ bản sẽ rất tốn thời gian để “Research” nên có một cách hay hơn đó là đầu theo các công ty lớn như Berkshire Hathaway, Bridgewater Associates, hoặc theo các chỉ số “Index Fund” như trong bài biết đầu tư $100 mỗi tháng ở Mỹ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *