Học Đại Học Mỹ: Đầu Tư Với 529 Savings Plan
Kế hoạch tài chính cho con cái đi học đại học ở Mỹ rất quan trọng. Nhiều bậc phụ huynh đã suy nghĩ đến vấn đề này trước khi có con cái.
Theo như thống kê của các trường đại học thì phi phí cho giáo dục của đại học ở Mỹ vào năm 2020 lên đến $50 ngàn đô la mỹ cho các trường đại học tư như USC, Havard, hoặc $25k cho đại học công như UCI, UCLA.
Chi phí này sẽ tăng từ 2% đến 3% mỗi năm và sẽ là một gánh nặng nếu như bạn không có đủ tài chính lo cho con cái mình.
Việc có con cái ở Mỹ là một cam kết mà bậc Cha, Mẹ phải đắn đo và hy sinh rất nhiều để có thể nuôi dạy con cái thành đạt.
Chi phí để nuôi dạy một đứa trẻ ở Mỹ từ nhỏ đến 18 tuổi có thể lên đến $200 ngàn đô la Mỹ và thêm $100 đô la Mỹ nữa cho việc học đại học nên bạn cần chuẩn bị trước để khỏi phải nhức đầu.
Hôm nay Đạt xin chia sẻ một cách đầu tư vào quỹ 529 để giúp cho bạn đỡ được gánh nặng này. Bên cạnh đó còn có những sự trợ giúp khác từ trường đại học, trợ cấp tài chính, và học bổng cũng sẽ giúp ích rất nhiều.
1. Những trợ giúp tài chính khi học đại học Mỹ
Nhiều bạn nghĩ rằng có bố mẹ làm kỹ sư hoặc làm lương cao thì không được trợ cấp tài chính (Financial Aid) và không bao giờ tham khảo để được giúp đỡ.
Theo thống kê của các trường đại học thì bố mẹ làm lương $80 ngàn đô la mỹ thì con cái có thể được miễn học phí ở các trường đại học.
Và có hơn 70% sinh viên được trợ cấp học phí khi đi học cho tấm bằng đại học đầu tiên ở Mỹ. Bạn có thể tìm hiểu thêm cách đăng ký ở bài Học Đại Học Với Financial Aid.
Nếu con em của bạn chăm học thì có thể tham gia vào các kỳ thi hoặc viết bài luận kiếm học bổng. Ví dụ như mình thì vừa đi làm thêm ở nhà hàng, và làm việc trong trường (Work – Study) lúc đi học đã giúp trang trải đủ chi phí.
Hoặc đôi khi con em bạn cũng không cần phải đi học đại học để có thành công mà có thể tự học từ các nguồn miễn phí trên Internet. Ví dụ như Đạt thì từ hồi đi làm tới giờ toàn tự học từ thư viện, hoặc các videos, lớp học miễn phí.
2. Đầu tư quỹ 529 ở Mỹ cho con học đại học Mỹ (529 Saving Plans)
Nếu như bạn có khả năng thì có thể đầu tư vào “529 Saving Plans” là một cách mà Chính Phủ Mỹ khuyến khích bạn tiết kiệm. Mở tài khoản đầu tư vào Quỹ 529 cũng giống như bạn mở tài khoản đầu tư vào Quỹ Roth IRA hoặc Traditional IRA.
Bạn nên biết thêm là có hai loại tài khoản 529: 529 Prepaid Plan và 529 Savings Plan. Theo như các nhà tư vấn tài chính thì “529 Savings Plans” là tài khoản bạn nên mở và đầu tư.
Với kế hoạch này thì bạn bỏ tiền đã đóng thuế thu nhập vào tài khoản đầu tư, sau đó rút các khoản đóng góp này và lợi nhuận được miễn thuế cho các chi phí giáo dục đủ điều kiện khi đến lúc.
Quỹ 529 là một tài khoản đầu tư mà bạn có thể dùng cho mục đích giáo dục. Việc đầu tư vào quỹ này sẽ được tài trợ bởi tiểu bang bạn đang sinh sống hoặc không và giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền thuế so với cách đầu tư thông thường hoặc để dành tiền tiết kiệm trong tài khoản ngân hàng.
Ví dụ như một người quen của mình thì bao giờ cũng để dành tiền trong ngân hàng hoặc tiền mặt để lo cho con cái sau này. Việc để dành tiền này làm bạn mất tiền vì lạm phát và rất nguy hiểm vì giữ tiền mặt.
3. Những lợi ích khi mở tài khoản “529 Saving Plans” và đầu tư
Khấu trừ thuế cho thu nhập: hầu hết các tiểu bang đều cho phép bạn khấu trừ khoản đóng góp của kế hoạch 529 vào tờ khai thuế thu nhập của tiểu bang, cho đến giới hạn của tiểu bang.
Điều đó có nghĩa là số dư trong tài khoản cao hơn và thuế của bạn sẽ thấp hơn. Ví dụ như bạn làm lương $50k một năm và bỏ vào quỹ “529 Saving Plans” để mua “Index Fund” $5200 mỗi năm thì bạn chỉ cần đóng thuế tiểu bang cho $44,800.
Miễn thuế khi sử dụng cho mục đích giáo dục: Nếu bạn rút tiền trong “529 Saving Plans” cho các chi phí giáo dục đủ điều kiện như: học phí trường tư, công, thương mại hoặc nghề, lệ phí, sách, thiết bị công nghệ (máy tính), chi phí thuê trọ, phần mềm, … thì được miễn thuế.
Mới đây thì học phí của K-12 cũng được tính là một chi phí giáo dục đủ điều kiện để được miễn thuế lên tới $10k. Việc miễn thuế và khấu trừ thuế này bạn cần tham khảo thêm “Cố Vấn Thuế (Tax Advisor)” khi bạn đi khai thuế bằng cách đưa các giấy tờ chứng minh bạn có đầu tư vào “529 Saving Plans.”
Bạn được toàn quyền quản lý: Tiền bạn bỏ vào thì bạn có toàn quyền sử dụng cho bạn, con cái, các thành viên trong gia đình, cháu, hoặc bạn bè.
Bạn sẽ quyết định làm sao sử dụng số tiền trong quỹ này ngay cả khi người bạn định tiết kiệm cho đã thành niên. Bạn có thể đóng góp lên đến $300k.
Ít ảnh hưởng tới trợ cấp tài chính của con em (Financial Aid): Bạn là chủ sở hữu tài khoản “529 Savings Plan” còn con bạn là người thụ hưởng hoặc người bạn lựa chọn.
Con bạn sẽ ít bị tác động bởi hỗ trợ tài chính cho giáo dục đại học so một loại tài khoản khác được mở dưới tên của con bạn.
Nguồn lợi tức giúp bạn an tâm: Nếu bạn sử dụng tài khoản “529 Savings Plan” và đầu tư theo kiểu trọn gói và tự động $100 mỗi tháng theo như kế hoạch đầu tư của Vanguard.
Thì sau 18 năm bạn sẽ có 210 ngàn đô la mỹ (ước lượng) đủ lo cho con bạn đi học đại học, cao học, hoặc bác sĩ thoái mải.
Hoặc nếu không cần tới thì rút tiền ra xài cho chính bản thân và đóng thuế và phạt trên mức lợi nhuận thôi.
4. Những bất lợi khi đầu tư vào “529 Savings Plan” cho con cái học đại học mỹ
Rút tiền sớm bị phạt: giống như đầu tư vào tài khoản về hưu “Traditional IRA” và “Roth IRA” bạn sẽ bị phạt 10% đối với lợi nhuận và phải đóng thuế thu nhập nếu rút tiền sớm từ quỹ này.
Không đảm bảo lợi nhuận: bạn phải biết cách đầu tư và mua loại quỹ nào để có lợi nhuận 8% mỗi năm chứ không có nghĩa bỏ tiền vào đây là xong.
Trừ khi bạn chọn gói 529 trả trước “Prepaid 529 Plan” có nghĩa là mua gói học phí trước của một trường cụ thể thì phải chịu rủi ro khi đầu tư.
Đầu tư bị hạn chế theo tiểu bang: việc mở tài khoản “529 Savings Plan” và đầu tư mang nhiều hạn chế vì còn phụ thuộc vào tiểu bang bạn đang sinh sống và bị giới hạn trong các danh mục đầu tư nếu không được hỗ trợ từ công ty nơi bạn mở tài khoản.
Nhiều bạn thích sử dụng tài khoản Roth IRA hơn là “529 Savings Plan” hơn vì bạn có thể rút tiền lợi nhuận ra sau 5 năm để lo cho giáo dục mà không bị phạt. Tuy nhiên cái nào cũng có lợi và hại nên bạn sẽ quyết định dựa theo tình hình tài chính cá nhân.
5. Nên đầu tư quỹ “529 Savings Plan” nào?
Nếu như bạn đã đọc bài “Đầu tư $100 mỗi tháng ở Mỹ” rồi thì mình cũng chia sẻ là cách đầu tư vào quỹ giáo dục này cũng giống như vậy.
Bạn có thể tham khảo và mở tài khoản “The Vanguard 529 College Savings Plan.” Một trong những tài khoản đầu tư được nhiều người khuyến cáo đó là “Nevada Vanguard 529 College Savings Plan.”
Tùy thuộc vào nơi bạn đang sinh sống thì tiểu bang sẽ có các chương trình “529 Savings Plan” khác nhau nên không nhất thiết phải mở tài khoản ở Vanguard.
Bạn chỉ cần tìm hiểu 4 điều sau khi mở tài khoản giáo dục để tiết kiệm tiền và đầu tư cho con em là:
- Lợi ích thuế: Bạn phải xem xét để coi thử có được giảm thuế nếu bạn bỏ tiền vào tài khoản “529 Savings Plan”.
- Chi phí mở tài khoản: Chi phí càng thấp càng tốt. Ví dụ như “Vanguard 529 Savings Plan” thì chi phí chỉ 0.15% hầu như bằng không.
- Lựa chọn đầu tư: Sau khi đã mở tài khoản 529 thì bạn cần phải chọn kế hoạch đầu tư. Ví dụ như ở Vaguard 529 thì bạn chọn gói của Nevada thì rất khỏe chỉ cần bỏ vô $100 mỗi tháng hoặc hơn.
- Nếu bạn mở tài khoản ở các công ty khác thì cần chú ý các gói này có được quản lý theo độ tuổi và các danh mục đầu tư có được tự động điều chỉnh đến chế độ đầu tư an toàn khi con bạn gần đến tuổi học đại học.
- Số tiền đầu tư ban đầu: Bạn phải đầu tư tối thiểu từ $1000 đến $ 3000 lần đầu tiên và sau đó tối thiểu là $25 hoặc $50 trở lên mỗi lần kế tiếp.
- Ví dụ như Vanguard bạn có thể chọn các quỹ đầu từ khác như Colorado, Misouri, hoặc New York khi mà bạn có thể đóng góp tối thiểu từ $1 đến $25. Mọi chi tiết bạn có thể tự tham khảo thêm ở trang web của công ty Vaguard.
6. Quá trình đầu tư vào “529 Savings Plan” ở Vanguard
Nếu như bạn chọn mở tài khoản ở Vanguard thì có thể theo chia sẻ dưới đây.
Chuẩn bị thông tin cần thiết: Số an sinh xã hội, ngày sinh, địa chỉ của bạn và người thụ hưởng (beneficiary) cho tài khoản, và tài khoản ngân hàng để chuyển tiền vào tài khoản cũng như thiết lập chế độ đầu tư tự động.
Lựa chọn đầu tư: Bạn nên chọn các danh mục đầu tư (portfolios) theo độ tuổi (age-basbed option) là một cách đầu tư rất khỏe và rất phù hợp cho đầu tư lâu dài trên 10 năm cho việc học đại học của con cái.
Có 3 sự lựa chọn trong danh mục đầu tư theo độ tuổi là: conservative, moderate, và aggressive.
Ví dụ như mình thì sẽ chọn “Aggressive age-based option” vì dự định đầu tư trên 16 năm và thích lợi nhuận cao với rủi ro cao. Theo như tính toán thì sẽ kiếm được 9% – 10% lợi nhuận mỗi năm.
Mình cũng sẽ áp dụng thêm chiến thuật “Average Cost” tức là thiết lập chế độ mua vô $50 mỗi tuần thì sẽ không lo lắng khi mà thị trường chứng khoán bị suy thoái và rớt 30% trong tương lai.
7. Những kinh nghiệm khi đầu tư và sử dụng tiền trong quỹ “529 Savings Plan”
Nếu như bạn không cần sử dụng tiền cho giáo dục đại học: con em bạn được học bổng đại học đủ trang trải chi phí hoặc không đi theo con đường học vấn thì bạn có thể sử dụng tiền cho một thành viên khác hoặc chính bạn cho mục đích giáo dục.
Hoặc bạn có thể rút tiền ra sử dụng cho bất kỳ mục đích gì và chỉ cần đóng thuế và phạt cho lợi nhuận chứ không phải khoản bạn đóng góp.
Ví dụ như cô mình để dành $5k mỗi năm trong 20 năm để dành cho con cái đi học thì chỉ được $100 ngàn đô la mỹ.
Trong khi nếu như bạn bỏ $5k vô “529 Vaguard Savings Plan” thì sẽ được 270 ngàn đô la mỹ với 8% lợi nhuận mỗi năm trong 20 năm chưa kể tiền lợi tức mỗi quí (annual dividends).
Bạn có thể rút $100k ra đi du lịch thoải mái và đóng thuế và phạt cho $170k nếu không sử dụng cho chi phí giáo dục.
Trường con bạn học có thể ở bất kỳ đâu: bạn có thể mở tài khoản và đầu tư vào “529 Savings Plan” ở bất cứ tiểu bang nào trong nước mỹ và sử dụng tiền trong quỹ này để trả cho các chi phí của trường học con bạn chọn ở trong nước mỹ hoặc ngoài nước mỹ.
Tiền trong quỹ 529s có ảnh hưởng tới trợ cấp tài chính của con em bạn nhưng rất ít: Trợ cấp tài chính (Financial Aid) được tính theo sự đóng góp dự kiến của gia đình học sinh (EFC: expected family contribution).
Theo như điều luật mới nhất thì 5.64% giá trị của quỹ 529s sẽ được thêm vào đóng góp của EFC.
Mặc dù sự đóng góp này rất nhỏ và không ảnh hưởng gì nhiều thì có một cách để không tính sự đóng góp này đó là sử dụng số tiền trong quỹ 529 vào 2 năm cuối đại học hoặc cao học của con cái.
Giới hạn đóng góp tối đa cho 529s: Nếu sử dụng Vanguard 529 Plan thì bạn có thể đóng góp tối đa $500k là rất nhiều. Ví dụ như mình chuẩn bị cho con cái sau này thì chỉ dự định đóng góp $5k mỗi năm trong vòng 20 năm thôi.
Tóm lại việc đầu tư vào “529 Savings Plan” này sẽ giúp bạn đỡ được mối lo học phí cho con cái nếu như thu nhập của bạn cao khi mà con cái bạn không nhận được trợ cấp tài chính nhiều từ tiểu bang và liên bang.
Ví dụ như phải mua xe mới cho con bạn khi đi học đại học, chi phí phòng trọ và ăn uống mỗi tháng có thể lên đến $2000 đô la mỹ mỗi tháng.
Cám ơn bài chia sẻ rất bổ ích của bạn.