Bốn Bài Học Kinh Doanh Quý Như Vàng Của Tỷ Phú Buffet
Warren Buffett là nhà đầu tư thành công được tất cả giới đầu tư và mọi người công nhận. Mỗi năm Buffett có một buổi đấu giá để người thắng giải có thể được ăn tối để có thể được nói chuyện, tán gẫu.
Nhiều người thì hỏi Ông những bài học kinh doanh được sử dụng. Bài viết hôm nay sẽ nói về những triết lý kinh doanh của Buffett.
Buffett mua lại Berkshire Hathaway vào năm 1965 khi đó đang trên bờ vực phá sản và ngày nay ông là một trong những người giàu nhất thế giới.
Vậy điều gì đã đem đến lại thành công cho Buffett hay Những nguyên tắc gì được Buffett áp dụng cho kinh doanh để đem đến thành công?
Nguyên tắc kinh doanh, đầu tư hay mua lại của ông là dựa trên giá trị tiềm năng của công ty về lâu dài và triết lý mua với giá tốt nhất khi đang khủng hoảng để có lợi nhuận tối đa sau khi có phương án vực dậy công ty.
Với một bề dày kinh nghiệm trong việc kinh doanh, đầu tư: Ông luôn đề cao mối quan hệ kinh doanh hơn lợi nhuận vì ông biết rằng “Nhân sự mới là yếu tố quyết định thành công của một công ty.”
Mỗi năm, ông viết một lá thư gửi cho các cổ đông và đây là bốn bài học quý như vàng giúp lớp trẻ muốn khởi nghiệp định hướng được mục tiêu của mình.
1. Bằng cấp không phải là tất cả trong kinh doanh
Ngụ ý nói ra rằng đại học không phải là con đường duy nhất để thành công mà chính sự ham học hỏi trên con đường khởi nghiệp mới làm bạn thành công
Việc có bằng cấp chỉ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm công việc nhưng “Kinh Nghiệm” mới là yếu tố giúp bạn có được hưởng lương cao và dễ được giao những trọng trách trong công ty hay không.
Các trường đại học hôm nay giảng dạy thiên về lý thuyết nhiều mà đôi khi thiếu thực hành dẫn đến những bạn trẻ mới ra trường thiếu kinh nghiệm.
Bảng điểm của bạn có thể luôn luôn rất ấn tươngj với một sơ yếu lý lịch hầu như hoàn hảo. Nhưng việc không có kinh nghiệm luôn luôn rất khó để bạn được giao trọng trách.
Có các ví dụ về các vị trí quản lý hoặc điều hành đều bắt đầu từ vị trí thấp và họ dần được thăng tiến lên nhờ kinh nghiệm.
2. Không làm tất cả vì tiền mà hãy vì đam mê là bài học kinh doanh chỉ ra bạn chỉ cần làm việc vì đam mê thì sự giàu có và tiền bạc sẽ đến với bạn
Những mối quan hệ trong kinh doanh là rất quý giá nên Buffett luôn muốn duy trì những gì đã và đang phát triển tốt đẹp cho dù lợi nhuận không bằng việc sử dụng các thủ thuật trong đầu tư, và kinh doanh.
Ông viết, “Chúng ta có thể thu về lợi nhuận sau thuế lớn hơn bằng việc thường xuyên luân chuyển giữa các khoản đầu tư” nhưng ông đã không làm như vậy vì ông quan niêm điều này giống như trở thành nô lệ của đồng tiền.
Đó là “Một sai lầm lớn trong hầu hết tình huống và là một sự điên rồ đối với một người đã giàu rồi”
3. Không bao giờ có một đầu tư tốt với mánh mung là bài học kinh doanh dạy cho ta một đức tính tốt và trung thực
Ông cũng có nhiều thất bại và thua lỗ trong suốt sự nghiệp của mình. Và ông đúc kết rằng “Chỉ làm kinh doanh với những người mà ông quý mến, tin tưởng và ngưỡng mộ.”
Một triết lý thiệt hay và đáng để học hỏi vì ông muốn nhấn mạnh mối quan hệ trong kinh doanh, sự đam mê khi làm việc mình yêu thích với đối tác tâm đầu ý hợp.
Triết lý này gây ra nhiều tranh cãi vì khi kinh doanh bạn sẽ phải gặp rất nhiều đối tượng và bạn phải giữ được một phong cách làm việc chuyên nghiệp cho dù bạn không hợp với đối tác đi chăng nữa.
Đôi khi đối tác có cái bạn cần và giúp ích cho việc kinh doanh của bạn thì bạn nên làm sao đây?
Bạn sẽ miễn cưỡng hợp tác và theo Ông Buffet thì việc miễn cưỡng đó sẽ làm cho hiệu suất công việc không cao và có thể dẫn đến bạn bị chèn ép trong kinh doanh.
4. Bạn phải biết lượng sức mình, bắt đầu bằng việc dễ nhất là bài học khuyên bạn phải biết người biết ta, thì trăm trận trăm thắng
Đôi khi bạn cần phải tạo đà cho bản thân vì nếu bạn bắt đầu với một công việc khó, bất khả thi bạn sẽ bị thất bại và nản chí.
Bạn không cần thiết phải giải quyết một vấn đề nan giải nếu có thể tìm một phương án khác để tránh nó.
Triết lý này có nghĩa là bạn phải có tính thích ứng và tập trung vào những thương vụ mà bạn nắm chắc phần thắng cao thay vì suy nghĩ viễn vông đến những mục tiêu mà bạn chưa có đủ tài và lực.
Những nguyên tắc kinh doanh trên là nền tảng để bạn khởi nghiệp và rất quan trọng mặc dù không đem đến cho bạn một cách làm giàu cụ thể nào hết nhưng nó giúp bạn tư duy của một nhà kinh doanh thành công.
Tùy trường hợp và môi trường kinh doanh của mỗi cá nhân thì có thể điều chỉnh cho thích hợp. Bạn có thể đọc thêm chủ đề: 8 Triết Lý, Bí mật kiếm tiền tại đây.
Chủ Đề Liên Quan