Có Nên Khai Phá Sản ở Mỹ, Bankruptcy?
Khai phá sản ở Mỹ là một quy trình pháp lý mà thông qua đó một cá nhân hoặc một thể chế như công ty, tập đoàn không thể trả nợ cho các chủ nợ tìm kiếm giải pháp cho một phần hoặc toàn bộ số nợ.
Ví dụ như bạn lỡ làm ăn thất bại với số vốn vay từ ngân hàng thì bạn có thể khởi xướng và tiến hành tiến trình khai phá sản ra tòa.
Hoặc khi mà nợ thẻ tín dụng của bạn lên quá cao. Bạn bị mất việc làm, không thể chi trả nổi các khoản nợ, tiền nhà, tiền điện thì một trong những giải pháp được tính đến đó là khai phá sản.
1. Hiểu rõ về khai phá sản ở mỹ
Việc khai phá sản sẽ giúp bạn được xóa một phần nợ hoặc toàn bộ nợ tùy trường hợp, ngoại trừ nợ tiền học (student loan), nợ thuế, nợ tiền cấp dưỡng (child support).
Việc khai phá sản (File for Bankruptcy) luôn được coi là một giải pháp cuối cùng cho bạn hoặc cơ sở kinh doanh của bạn.
Có nhiều công ty như United Airlines, hoặc General Motors khai phá sản để tái cơ cấu lại nợ mà lần kinh doanh như bình thường. Việc khai phá sản sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tài chính của bạn hoặc công ty của bạn.
Có nhiều bạn nghĩ rằng khai phá sản cá nhân thì bạn sẽ được miễn trừ hết các khoản nợ.
Điều đó là không đúng, mà bạn vẫn phải trả nợ nhưng theo các hình thức khác nhau tùy thuộc vào dạng mà bạn khai phá sản theo Chapter 7, Chapter 13, hoặc Chapter 11.
2. Khai phá sản theo Chapter 7
Người mượn nợ sẽ được xóa các nợ không được bảo đảm (unsecured debts) như nợ thẻ tín dụng. Nhà và xe không nằm trong trường hợp này.
Nợ có bảo đảm (secured debt) là khoản nợ được hỗ trợ bởi tài sản thế chấp như xe và nhà. Có nghĩa là bạn mượn tiền ngân hàng để mua xe hoặc mua nhà thì cái nhà và xe của bạn là tài sản thế chấp.
Bạn phải dùng một số tài sản (assets: property or cash) như xe hoặc ngôi nhà thứ hai để trả cho chủ nợ.
Thông thường người mượn nợ không cần phải trả gì hết tại vì theo luật có một số tài sản được miễn trừ khi khai phá sản theo Chapter 7 như: vật dụng trong nhà, áo quần, quỹ hưu trí…
Hoặc có thể hiểu rõ là tài sản đó có cần thiết cho cuộc sống, sinh tồn của bạn hay không. Ngoài ra bạn còn phải hội đủ các điều kiện về thu nhập theo theo luật để được khai phá sản theo dạng này.
3. Khai phá sản theo Chapter 13
Thông thường bạn phải có một kế hoạch từ 3 đến 5 năm để trả nợ. Nếu bạn thực hiện được kế hoạch này thì các khoản nợ còn lại sau 5 năm sẽ được miễn trừ.
Nếu bạn muốn giữ lại các tài sản bảo đảm (secured debts) như nhà, xe thì nên khai theo dạng này. Nếu như thu nhập của bạn cao hơn thu nhập trung bình thì thủ tục sẽ khó khăn hơn những người khác.
Các khoản nợ được bảo đảm như nhà và xe không được quá hơn $1,149,525 và khoản nợ không được bảo đảm như thẻ tín dụng không được quá $383,175.
Nếu không được thì bạn có thể chuyển sang Chapter 7 thì nhà cửa, xe sẽ bị chủ nợ tịch thu hay Người Việt mình còn nói là bị ngân hàng kéo nhà hoặc kéo xe.
4. Khai phá sản theo Chapter 11
Việc khai phá sản theo Chapter 11 gần giống như Chapter 13 nhưng dành cho cơ sở kinh doanh, công ty, hoặc tập đoàn.
Việc khai phá sản này cho phép cơ sở kinh doanh của bạn tái cơ cấu lại cơ sở kinh doanh. Và công ty của bạn phải có bản kế hoạch để trả nợ một phần hoặc được xóa hết nợ.
Cơ sở kinh doanh của bạn cũng có thể khai phá sản theo Chapter 7 nhưng bạn bắt buộc phải thanh lý tài sản của công ty để trả nợ nên khai phá sản Chapter 11 có thể giúp bạn tái cơ cấu nợ để vực dậy công ty.
5. Điều gì xảy ra khi bạn “File for Bankrupcy”
Bạn sẽ được đặt vào tình trạng “automatic stay” có nghĩa là các chủ nợ của bạn không thể sử dụng các phương pháp như trừ tiền lương, rút tiền từ tài khoản ngân hàng, kéo nhà hoặc kéo xe của bạn trong giai đoạn này.
Bạn sẽ phải tốn phí vài trăm đô la để thuê luật sư khai phá sản theo Chapter 7, Chapter 13, và tốn $2000 đô la mỹ để khai phá sản theo Chapter 11.
Bạn phải tham gia các lớp học về tư vấn tín dụng (credit couseling) 180 ngày trước bạn khai cũng như các lớp học của chủ nợ.
Một vài tuần sau khi khai phá sản, bạn phải tham dự buổi gặp chủ nợ (creditors meeting) để hai bên có thể thảo luận về tình trạng tài chính cá nhân của bạn.
6. Ảnh hưởng tài chính của việc khai phá sản ở mỹ
Nếu như bạn không thể trả nợ tín dụng, tiền viện phí hoặc không có nhiều tiền (equity) trong ngôi nhà, xe thì khai phá sản được coi như một cách để làm lại cuộc đời.
Nếu như khai theo Chapter 7, 11 thì bản báo cáo tín dụng việc bạn khai phá sản lên đến 10 năm trong khi chỉ 7 năm ở Chapter 13.
Có nhiều tài sản được miễn trừ (exempt) nếu khai phá sản như: đá quý, tranh, chứng khoán, tiền mặt…
Việc khai phá sản không có ích nếu như có thể trả nợ trong 5 năm hoặc số nợ của bạn không được miễn trừ như nợ tiền học, nợ thuế, nợ tiền cấp dưỡng…
Điểm tín dụng của bạn sẽ bị rớt điểm và trong 7 đến 10 năm bạn rất khó mươn vốn để làm ăn, kinh doanh, mua nhà, hoặc mua xe.
Vì vậy nhiều người Mỹ khi ra làm ăn, kinh doanh như cho thuê nhà, mở tiệm nước, tiệm nails đều thành lập các công ty để được lợi thuế và tránh tình trạng bị thưa kiện.
Bên cạnh đó nếu việc làm ăn thua lỗ họ có thể khai phá sản mà không ảnh hưởng gì tới cuộc sống và tài sản của mình.
Việc khai phá sản là một quyết định rất quan trọng, ảnh hưởng tới tương lai tài chánh. Khi có ý định về khai phá sản, bạn cần liên lạc với một luật sư trả theo phí để tham khảo, được tư vấn cụ thể hơn.